Những điều cần biết sau khi tiêm chủng vắc xin

  21/06/2023   -     595   -   Chia sẻ

Hiện nay, có rất nhiều loại Vắc-xin đã được nghiên cứu giúp chúng ta phòng ngừa được nhiều bệnh hơn và mọi người cũng hiểu rõ tầm quan trọng của việc tiêm phòng Vắc-xin cho con em mình cũng như bản thân. Tuy nhiên, Vắc-xin cũng là một loại thuốc nên cũng không thể tránh khỏi việc gây ra những phản ứng không mong muốn hay phản ứng sau tiêm chủng

Trước đây, khi Vắc-xin chưa được biết đến và phổ biến như hiện tại thì những bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, sởi, lao, ho gà, bại liệt,… là nỗi lo lắng của rất nhiều người. Đặc biệt là những bậc phụ huynh có con nhỏ, vì đây là những căn bệnh dễ lây lan, nhất là với trẻ nhỏ khi nó đã bùng phát. Chính vì thế, các vắc-xin đã được nghiên cứu và ra đời với mục đích “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Nhờ đó mà số ca mắc bệnh truyền nhiễm hiện nay đã giảm đáng kể, có những nơi hầu như đã không còn bệnh này lưu hành.

Hiện nay, có rất nhiều loại Vắc-xin đã được nghiên cứu giúp chúng ta phòng ngừa được nhiều bệnh hơn và mọi người cũng hiểu rõ tầm quan trọng của việc tiêm phòng Vắc-xin cho con em mình cũng như bản thân. Tuy nhiên, Vắc-xin cũng là một loại thuốc nên cũng không thể tránh khỏi việc gây ra những phản ứng không mong muốn hay phản ứng sau tiêm chủng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về Bản chất của Vắc-xin là gì?Các phản ứng sau khi tiêm Vắc-xin và những điều cần biết sau khi tiêm chủng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân hoặc con em mình.

1. Bản chất của Vắc-xin là gì?

Tiêm hay uống Vắc-xin thực chất là đưa kháng nguyên của virus, vi khuẩn vào trong cơ thể để kích thích cơ thể sinh kháng thể thông qua quá trình đáp ứng miễn dịch. Các loại Vắc-xin phổ biến như Vắc-xin giải độc tố, Vắc-xin sống giảm độc lực, Vắc-xin bất hoạt,.. khi đưa vào cơ thể được coi như các kháng nguyên lạ, kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh kháng thể trung hòa kháng nguyên này. Giống như nhiễm trùng tự nhiên, quá trình này thường mất khoảng vài tuần để sinh đủ lượng kháng thể cần thiết và có thể gây nên triệu chứng sốt (đây là dấu hiệu của đáp ứng miễn dịch cơ thể). Kết thúc quá trình, cơ thể sẽ tạo ra các tế bào Lympho có khả năng ghi nhớ miễn dịch, sẵn sàng đáp ứng nhanh với tác nhân gây bệnh khi cơ thể ở trong tình trạng bị phơi nhiễm.

2. Các phản ứng thường gặp sau khi chủng ngừa Vắc-xin?

Phản ứng sau tiêm chủng là những hiện tượng bất thường về sức khỏe xảy ra ngay sau tiêm chủng hoặc sau tiêm chủng vài ngày, bao gồm cả phản ứng toàn thân và phản ứng tại vị trí tiêm (với vắc xin dùng đường tiêm). Hầu hết các biểu hiện đều ở mức độ nhẹ (sốt, đau, sưng, ngứa tại vị trí tiêm), một số ít ở mức độ vừa (dị ứng, mày đay), rất hiếm ở mức độ nặng (sốc phản vệ, có thể dẫn đến tử vong).

Phản ứng sau tiêm chủng ở mức độ nhẹ:

  • Biểu hiện tại chỗ: ngứa, đau, sưng, đỏ hoặc cứng tại vị trí tiêm, sẽ hết sau 1-2 ngày tiêm mà không cần điều trị gì.Trong một số trường hợp, có thể xuất hiện bầm tím tại vị trí tiêm, nhất là ở những trẻ có bệnh lý về máu.
  • Biểu hiện toàn thân: hay gặp nhất là sốt, sốt thường trên dưới 38.5 độ, thường không kéo dài quá 2 ngày, có thể chườm ấm hoặc nếu trẻ sốt quá 38.5 độ thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt.
  • Một số trẻ có phản ứng phát ban giả sởi trên da sau tiêm phòng sởi, hoặc nổi vài mụn nước như ban mụn nước thủy đậu sau tiêm phòng thủy đậu. Số lượng các ban và mụn thường ít và thường biến mất sau 1 đến 2 ngày
  • Một số trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa sau uống Vắc-xin phòng tiêu chảy do Rotavirus như tiêu chảy nhẹ, phân hơi sệt hoặc bị táo bón. Hiện tượng này sẽ tự hết sau 1 đến 2 ngày.
  • Một số trường hợp có hiện tượng giả cúm, với biểu hiện hắt hơi, chảy nước mũi trong, đau đầu,... Những triệu chứng này thường xuất hiện sau khi tiêm Vắc-xin cúm và sẽ hết sau 1 đến 2 ngày.

Phản ứng ở mức độ vừa:

  • Tại vị trí tiêm có thể hình thành áp xe nếu nhiễm trùng qua chỗ tiêm (chỗ đâm kim), trong trường hợp này cần phải thăm khám bác sĩ để có phương pháp giải phóng áp xe.
  • Sốt cao khoảng 39 độ, sốt không hạ, biểu hiện mệt mỏi nhiều, bỏ ăn, có thể tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài vài ngày dù đã thay đổi chế độ ăn. Trong trường hợp này bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và xử trí.

Phản ứng sau tiêm chủng ở mức độ nặng: Là những phản ứng nặng đe dọa đến tính mạng người được tiêm chủng. Các phản ứng này rất hiếm xảy ra, nhưng khi xảy ra sẽ diễn biến nhanh, dễ dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời.

  • Phản ứng quá mẫn: Thường xảy ra trong vòng 2 giờ sau tiêm chủng với các biểu hiện như thở khò khè ngắt quãng, phát ban, phù nề mặt hoặc toàn thân.
  • Sốc phản vệ: Là mức độ nặng hơn của phản ứng quá mẫn. Ngay sau khi tiêm chủng, người được tiêm chủng có biểu hiện khó thở, tím tái, mạch nhanh, huyết áp hạ. Các trường hợp này cần phải xử trí cấp cứu để bảo vệ tính mạng người tiêm chủng. Lưu ý sốc phản vệ không phải chỉ gặp với vắc xin dạng tiêm mà có thể xảy ra cả với dạng uống.
  • Co giật toàn thân, có kèm sốt hoặc không, có thể sốt cao liên tục không hạ.
  • Ngoài ra có thể gặp nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng...

Sau đây là các phản ứng có thể gặp sau khi tiêm chủng của một số loại Vắc-xin phổ biến:

STT

Vắc-xin phòng bệnh

Phản ứng thông thường có thể gặp sau tiêm

1

Lao

Tại chỗ: đau, sưng, nóng, đỏ

Toàn thân:

  • Trẻ có thể sốt nhẹ, bú kém
  • Thông thường sau khi tiêm BCG tại vị trí tiêm sẽ xuất hiện mụn mủ, đỏ, sau vài tuần mụn tự vỡ, để lại sẹo khoảng 5mm. Đây là dấu hiệu của đáp ứng miễn dịch đã xảy ra.
  • Nếu trong thời gian đó xuất hiện hạch nách, hạch cổ, nốt mủ quá to cần cho trẻ đi khám bác sĩ.

2

Viêm gan B

Tại chỗ: Đau, sưng, đỏ, có thể cứng tại vị trí tiêm

Toàn thân:

  • Sốt nhẹ, quấy khóc
  • Các triệu chứng thường hết nhanh sau sau vài giờ hoặc chỉ kéo dài 1 đến ngày.

3

Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib, viêm gan B

(6 trong 1)

Tại chỗ: Sưng, đỏ, đau từ 1 đến 2 ngày. Có thể nổi cục cứng tại vị trí tiêm, sau 1 đến 3 tuần tự hết.

Toàn thân: Có thể có sốt, quấy khóc, nôn, tiêu chảy, bú kém, thường sẽ kéo dài từ 1 đến 2 ngày.

4

Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib

(5 trong 1)

Tại chỗ: vị trí tiêm sưng đỏ, nốt cứng hơn 2cm, thường gặp trong 48 giờ sau tiêm và có thể kéo dài từ 2 đến 3 ngày.

Toàn thân:

  • Có thể sốt, quấy khóc, tiêu chảy, nôn, chán ăn, phát ban.
  • Các mũi tiêm sau trẻ thường có phản ứng mạnh hơn so với những mũi tiêm trước, sốt nhiều hơn, vị trí tiêm sưng nhiều hơn, thường tự khỏi sau 3 đến 5 ngày.
  • Đây là phản ứng chứng tỏ cơ thể đã có đáp ứng miễn dịch với những lần tiêm trước.

5

Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt

(4 trong 1)

Tại vị trí tiêm: Đỏ, sưng (có thể hơn 5cm) xảy ra trong vòng 24 đến 72 giờ sau tiêm, tự khỏi trong vòng 3 đến 5 ngày.

Toàn thân: Trẻ sốt, tiêu chảy, kém ăn, quấy khóc.

6

Bạch hầu, ho gà, uốn ván

(3 trong 1)

Tại chỗ: đau, sưng, đỏ.

Toàn thân: Mệt mỏi, đau đầu.

7

Bệnh tiêu chảy do Rotavirus

Toàn thân: Trẻ có thể có sốt nhẹ khoảng 38.5 độ, sau 1 đến 2 ngày tự khỏi.

Rối loạn tiêu hóa: đi ngoài phân lỏng nhiều lần, nôn hoặc có thể táo bón nhiều ngày.

Trường hợp trẻ nôn nhiều kèm tiêu chảy có dấu hiệu mất nước cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

8

Bệnh sởi, quai bị, Rubella

Tại chỗ: Đau nhức tại vị trí tiêm

Toàn thân: Sốt, nổi mề đay, phát ban nhẹ.

Có thể có rối loạn tiêu hóa như nôn, tiêu chảy.

9

Thủy đậu

Tại chỗ: Đau, đỏ, sưng tại vị trí tiêm

Toàn thân: Sốt

Có thể có phát ban dạng thủy đậu, số lượng ít, hết sau 3 đến 5 ngày

Chú ý tránh dùng các chế phẩm chứa Salicylate trong ít nhất 6 tuần sau tiêm.

10

Viêm não Nhật Bản

Tại chỗ: Đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm.

Toàn thân: Mệt mỏi, đau đầu, sốt.

Với vắc xin VNNB có nguồn gốc từ não chuột có thể có viêm não chất trắng rải rác (mặc dù rất hiếm)

11

Uốn ván

Tại chỗ: Đau, quầng đỏ, nốt cứng hay sưng xuất hiện trong vòng 48 giờ sau tiêm, kéo dài 1 đến 2 ngày.

Toàn thân: Sốt, mệt mỏi, khó chịu.

12

Ung thư cổ tử cung

Tại chỗ: có thể sưng đau, ngứa, ban đỏ.

13

Bệnh dại

Tại chỗ: đau, quầng đỏ, sưng, ngứa, nốt cứng.

Toàn thân: sốt, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.

14

Bệnh cúm

Tại chỗ: đau, đỏ, sưng tại vị trí tiêm.

Toàn thân: sốt, đau đầu, mệt mỏi ngạt mũi, chảy mũi, biểu hiện giả cúm nhẹ, hết sau 3 đến 5 ngày.

15

Viêm phổi do phế cầu

Tại chỗ: Đau, sưng nóng nhẹ tại chỗ tiêm

Toàn thân: Sốt, chóng mặt, trẻ có thể quấy khóc, hết sau vài giờ đến 1-2 ngày.

16

Viêm màng não do não mô cầu

Tại chỗ: Đau, sưng nóng nhẹ tại chỗ tiêm

Toàn thân: Sốt, chóng mặt, trẻ có thể quấy khóc, hết sau vài giờ đến 1-2 ngày.

3. Nguyên nhân dẫn đến phản ứng sau tiêm chủng

Ngay cả khi Vắc-xin đảm bảo chất lượng, được xử lý và tiêm chủng đúng cách thì vẫn có thể xảy ra những phản ứng sau tiêm do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Do cơ thể nhạy cảm với thành phần nào đó trong Vắc-xin nên gây ra phản ứng, thường là những phản ứng nhẹ và tự khỏi.
  • Do kỹ thuật tiêm xảy ra sai sót, quá trình chuẩn bị, pha hồi chỉnh, kỹ thuật tiêm, sử dụng Vắc-xin không đúng (tiêm không đúng đường tiêm ví dụ tiêm bắp lại chỉ định tiêm dưới da).
  • Do tâm lý lo sợ khi tiêm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và những người sợ kim tiêm, thường đau đầu chóng mặt, trẻ quấy khóc, la hét. Trẻ quấy khóc nhiều có thể ảnh hưởng đến kỹ thuật tiêm của nhân viên y tế.
  • Do bệnh trùng hợp ngẫu nhiên xảy sau khi tiêm phòng, nguyên nhân không phải do Vắc-xin hoặc sai sót khi tiêm.
  • Do chất lượng vắc xin không đảm bảo.
  • Ngoài ra có nhiều trường hợp do cơ địa từng người mà xảy ra phản ứng dị ứng sau tiêm Vắc-xin, có thể nặng nhẹ tùy trường hợp.

4. Theo dõi tại cơ sở y tế sau tiêm chủng

Sau khi tiêm, người tiêm phòng cần ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi các dấu hiệu phản ứng sau tiêm như thân nhiệt tăng, biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, hay khó thở.

  • Nếu không có biểu hiện gì bất thường có thể về sau 30 phút theo dõi và tự theo dõi tại nhà sau đó.
  • Nếu có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, thân nhiệt tăng thì cần ở lại theo dõi thêm.
  • Nếu có biểu hiện khó thở, hồi hộp trống ngực, mạch nhanh, khó thở tăng thì cần thông báo với nhân viên y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Trước khi ra về nhân viên y tế sẽ kiểm tra lại nhiệt độ cơ thể, mạch huyết áp và vết tiêm.

5. Theo dõi và chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng tại nhà

Cần tiếp tục theo dõi ít nhất 24h sau tiêm tại nhà các dấu hiệu: thân nhiệt, trạng thái tinh thần, vị trí tiêm, dấu hiệu tiêu hóa, tình trạng phát ban...

Thân nhiệt: Cần theo dõi thân nhiệt thường xuyên, đối với trẻ nhỏ, nếu trẻ không sốt thì theo dõi 3 đến 4 giờ một lần, nếu trẻ có sốt thì khoảng 30 phút đến 1 tiếng kiểm tra lại nhiệt độ.

  • Nếu trẻ sốt dưới 38.5 độ có thể lau người cho trẻ bằng khăn ấm có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt khoảng của trẻ khoảng 2 độ, lau vùng nách và vùng bẹn của trẻ, kèm đó nới rộng quần áo, cho trẻ mặc thoáng mát, cho trẻ uống nhiều nước và tích cực bú sữa mẹ. Nếu trẻ uống được oresol có thể cho trẻ uống để phòng trẻ mất nước, điện giải khi sốt.
  • Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ, kết hợp cho trẻ uống hạ sốt và theo dõi nhiệt độ trẻ 30 phút 1 lần. Cho trẻ uống oresol để tránh mất nước.
  • Nếu trẻ không hạ sốt, sốt liên tục trên 39 độ thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
  • Nếu trẻ chỉ sốt nhẹ và đáp ứng với thuốc hạ sốt thì sẽ cắt sốt sau 24 đến 48 giờ sau tiêm.

Tinh thần: Theo dõi xem trẻ có hoạt bát vui chơi như ngày thường không, nếu trẻ sốt nhưng vẫn tỉnh táo vui chơi thì không cần lo lắng nhiều. Nhưng nếu trẻ mệt mỏi, lơ mơ kèm theo sốt cao, hoặc nôn, tiêu chảy nhiều lần thì đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.

Tình trạng tiêu hóa: Sau khi uống Vắc-xin phòng Rotavirus trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa, biểu hiện như kém ăn, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, nôn, hoặc bị táo bón nhiều ngày.

  • Nếu trẻ bị tiêu chảy thì cần cho trẻ uống oresol sau mỗi lần trẻ đi ngoài, điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ. Tình trạng này kéo dài 1 đến 2 ngày sau đó sẽ tự hết.
  • Nếu trẻ bị táo bón thì cần thay đổi chế độ ăn của trẻ, cho trẻ ăn nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả, thực phẩm có tính nhuận tràng như khoai, chuối, các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa đường ruột.

Theo dõi tại vị trí tiêm: Sau tiêm, tại vị trí tiêm có thể bị sưng, đỏ, đau nhức nhiều. Có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm sưng cho trẻ. Tuyệt đối không xoa dầu, chườm nóng, hay đắp chanh, đắp khoai tây hay đắp bất cứ thứ gì lên vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.

Trong trường hợp vị trí tiêm bị nhiễm trùng sưng đỏ, có áp xe, trẻ có thể sốt cao toàn thân, phụ huynh nên đưa con tới viện để khám.

Lưu ý trong tiêm phòng Lao: Tại vị trí tiêm sẽ sưng đỏ và mọc mụn mủ, đây là dấu hiệu của đáp ứng miễn dịch, sau 2 tuần mụn mủ sẽ tự vỡ và để lể sẹo lõm tại vị trí tiêm. Trong trường hợp mụn mủ to, kèm hạch nách, hạch cổ to thì nên đưa trẻ đến viện để được thăm khám xử lý.

Theo dõi phát ban toàn thân trẻ sau tiêm Vắc-xin thủy đậu, sởi, Rubella: nếu phát ban mọc ít và trẻ sốt nhẹ hoặc không sốt thì đây là phản ứng phụ sau tiêm, sẽ hết sau 1 đến 2 ngày mà không cần xử trí gì. Trường hợp trẻ sốt cao, phát ban nặng và kéo dài quá 2 ngày thì cần đưa trẻ tới cơ sở y tế

Sau tiêm Vắc-xin cúm một số trẻ có biểu hiện của giả cúm, sổ mũi dịch trong, hắt hơi ho sốt nhẹ, các dấu hiệu trên sẽ hết sau 1 đến 2 ngày, không cần dùng thêm thuốc ho và thuốc hạ sốt khác.

Tránh dùng aspirin, thuốc ho, thuốc hạ sốt khác Paracetamol vì có thể làm tăng liều Paracetamol ở trẻ.

Bên cạnh đó cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ, không quên bổ sung vitamin, chất xơ để trẻ có sức khỏe, tăng sức đề kháng.

6. Những dấu hiệu sau tiêm chủng cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế

  • Sốt cao trên 39 độ, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, kéo dài trên 24 giờ. Sốt xuất hiện sau 12 giờ tiêm chủng.
  • Quấy khóc kéo dài, không đùa nghịch, mệt mỏi, lơ mơ.
  • Co giật, có kèm sốt hoặc không.
  • Nôn trớ, bú kém, bỏ bú.
  • Phát ban nhiều, kèm sốt cao.
  • Thở nhanh, thở rên, khó thở co kéo hõm ức, người tím tái.
  • Chi lạnh, da nổi vân tím.
  • Vị trí tiêm sưng, cứng, đau và hạn chế vận động, có quầng đỏ kích thước trên 2cm.
  • Hoặc có các dấu hiệu bất thường kiến cha mẹ lo lắng.

Tiêm chủng Vắc-xin có thể xảy ra nhiều tác dụng phụ, nhưng trước khi được đưa vào sử dụng rộng rãi, các Vắc-xin đã phải trải qua nhiều nghiên cứu thử nghiệm tiền lâm sàng, lâm sàng nghiêm ngặt trên động vật và người để đảm bảo tính an toàn. Sau đó, Vắc-xin lại tiếp tục được theo dõi và đánh giá an toàn hiệu quả khi được đưa vào sử dụng,nên hầu như các phản ứng sau tiêm của Vắc-xin thường chỉ xảy ra ở mức nhẹ, tồn tại trong thời gian ngắn. Nguy cơ phản ứng sau tiêm xảy ra thấp hơn rất nhiều so với nguy cơ mắc bệnh và tử vong nếu không được tiêm Vắc-xin.

7. Đến địa chỉ tiêm phòng uy tín để được tư vấn

Hiện nay, có rất nhiều cơ sở cung cấp Vắc-xin uy tin, và đảm bảo chất lượng. Phụ huynh có thể đưa con đến cơ sở tiêm chủng uy tín gần nhất để được tư vấn.

Hệ thống tiêm chủng Safpo, với đầy đủ các loại Vắc-xin, cùng đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm sẽ tư vấn và theo dõi sát sao sau tiêm để đảm bảo an toàn tiêm chủng và hiệu quả nhất.

Quý khách có thể liên hệ theo hotline 1900 2071 để được tư vấn cụ thể.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp các kiến thức cần biết sau khi tiêm chủng. Hy vọng sau khi hoàn thành bất cứ mũi tiêm nào, mọi người và đặc biệt là các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao các biểu hiện bất thường xảy ra trên cơ thể trẻ và cơ thể chính mình để có thể xử lý kịp thời.

Bài viết khác

Video - Giảm nỗi lo mắc cúm mùa nhờ vắc-xin

Rất nhiều người đã từng khổ sở vì mắc cúm, nhẹ ảnh hưởng đến công việc, học tập, nặng thì nguy hiểm sức khoẻ và tính mạng. Những điều này có thể giảm thiểu phần ...
Ngày đăng: 15-11-2024  -  Lượt xem: 30

[VIDEO] - Nỗi lo dịch sởi khi tỷ lệ tiêm chủng giảm

Thời gian gần đây, nhiều tỉnh, thành khu vực phía Nam ghi nhận sự quay trở lại của bệnh sởi do những khoảng trống về tiêm chủng. Thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế ...
Ngày đăng: 05-08-2024  -  Lượt xem: 941

[VIDEO] - Bệnh ho gà tái bùng phát, làm sao để phòng dịch?

Bệnh ho gà có thể gây biến chứng nghiêm trọng, do ho dai dẳng, kéo dài làm cho trẻ bị kiệt sức dẫn tới nhiều biến chứng như suy hô hấp, viêm phổi, viêm não... ...
Ngày đăng: 02-08-2024  -  Lượt xem: 1547

[VIDEO] - Hiểu đúng về tiêm vắc-xin bạch hầu

Dịch bạch hầu đang khiến người dân lo lắng. Theo một số chuyên gia dù nguy cơ dịch bạch hầu lây lan ra cộng đồng không lớn, song cũng tuyệt đối không được chủ quan bởi bệnh ...
Ngày đăng: 31-07-2024  -  Lượt xem: 1586

VIDEO - Ngăn ngừa bệnh tật cho cộng đồng bằng vắc-xin

Hiệu quả của vắc-xin là không thể phủ nhận. Đây được xem là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cho người tiêm và tránh xảy ra các vụ dịch lớn ...
Ngày đăng: 05-05-2024  -  Lượt xem: 713

[VIDEO] Giảm mắc cúm nhờ tiêm vắc-xin

Từ đầu năm đến nay ghi nhận nhiều ca bệnh mắc cúm nặng. Các chuyên gia khuyến cáo việc tiêm vắc-xin là cần thiết để phòng chống dịch bùng phát và lây lan. ...
Ngày đăng: 19-04-2024  -  Lượt xem: 226

Bệnh cúm mùa và những điều chúng ta cần quan tâm

Bệnh cúm mùa - một căn bệnh mà chúng ta nghĩ đơn giản vậy mà đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người do các biến chứng của bệnh trong đó có hàng trăm nghìn trẻ em ...
Ngày đăng: 31-08-2023  -  Lượt xem: 378

Dịch bệnh vào mùa hè và cách phòng chống

Nhân những ngày cao điểm nắng nóng tại nhiều địa phương, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Bs Nguyễn Tuấn Hải - Hệ thống phòng tiêm chủng vắc xin SAFPO/POTEC về dịch bệnh ...
Ngày đăng: 04-07-2023  -  Lượt xem: 15951

Ngăn biến chứng thần kinh bằng vắc-xin viêm não Nhật Bản

Trong chuỗi chương trình tư vấn sức khỏe với chủ đề "Phòng bệnh truyền nhiễm trong mùa hè" do Báo Đầu tư tổ chức, BS. Nguyễn Tuấn Hải đến từ Hệ thống phòng tiêm chủng ...
Ngày đăng: 03-07-2023  -  Lượt xem: 480

Phòng bệnh viêm não Nhật Bản: Chủ động bằng vaccine

Chương trình Đối thoại đầu tuần do Báo Đầu tư thực hiện với chủ đề "Phòng bệnh viêm não Nhật Bản: Chủ động bằng vaccine", với sự tham gia của Chuyên gia tiêm chủng, BS. ...
Ngày đăng: 03-07-2023  -  Lượt xem: 546

Vắc-xin phòng bệnh tiêu chảy do Rota virus: Chìa khóa cứu sống hàng triệu trẻ em

Mùa hè đến, có những dịch bệnh nào tấn công sức khỏe người dân? Biện pháp nào để chống lại các dịch bệnh này? Hàng loạt thắc mắc sẽ được bác sĩ giải đáp trong chuỗi ...
Ngày đăng: 03-07-2023  -  Lượt xem: 506

Vaccine phòng bệnh dại: Khi nào cần tiêm

Chương trình Đối thoại đầu tuần do Báo Đầu tư thực hiện với chủ đề "Vaccine phòng bệnh dại: Khi nào cần tiêm", với sự tham gia của Chuyên gia tiêm chủng, BS. Nguyễn Tuấn ...
Ngày đăng: 21-06-2023  -  Lượt xem: 610

Phòng bệnh viêm gan siêu vi B bằng vắc-xin

Chương trình tư vấn sức khỏe "Phòng bệnh viêm gan siêu vi B bằng vắc-xin", BS. Nguyễn Tuấn Hải đến từ Hệ thống phòng tiêm chủng SAFPO/POTEC tiếp tục đồng hành và giải đáp ...
Ngày đăng: 21-06-2023  -  Lượt xem: 476

Đối thoại: Sự song hành của y tế tư nhân với y tế công lập trong công tác phòng chống dịch bệnh

Chương trình Đối thoại đầu tuần đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2023) do Báo Đầu tư thực hiện với chủ đề "Sự song hành của ...
Ngày đăng: 30-05-2023  -  Lượt xem: 409

Sau khi tiêm vắc xin bao lâu thì được phép mang thai

Tiêm vắc xin trước khi mang thai mang lại rất nhiều lợi ích cho người mẹ như gia tăng miễn dịch, đồng thời bảo vệ toàn diện cho sức khỏe của thai nhi. Khi mang thai, hệ miễn ...
Ngày đăng: 08-02-2023  -  Lượt xem: 538
Đăng ký nhận thông báo mới nhất từ AMV Dịch vụ Y tế
hoatdong
hoatdong
hoatdong
hoatdong
hoatdong
hoatdong
hoatdong
hoatdong