Biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng ngừa khi chưa quá muộn
Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính: Bệnh tiểu đường loại 1 do tụy tạng không tiết insulin, và loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin. Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân Bệnh tiểu đường thuộc loại 1, loại 2 chiếm khoảng 90-95%
Báo động về đái tháo đường tại Châu Á.
Tại nhiều thành phố Châu Á, từ Bombay cho đến Bắc Kinh, các nhà tư sản mới nổi lên ngày càng bắt chước lối sống của phương Tây. Họ chọn những món ăn nhanh, có nhiều calo, thay vì những món truyền thống ít gây bệnh hơn, và họ cũng lười hoạt động tay chân. Cái giá phải trả cho lối sống này là gì? Bệnh tiểu đường, hay đái tháo đường là một bệnh xuất phát từ việc dư cân và thiếu vận động tay chân, đã lên đến mức báo động tại nhiều nước Châu Á. Bệnh này gia tăng với tiến độ nhanh chóng tại Châu Á so với các Châu khác, và còn đánh vào các người trẻ tuổi nữa. .
Ở Anh khoảng 1,6 triệu người bị ĐTĐ. Tại Hoa Kỳ, số người bị ĐTĐ tăng từ 5,3% năm 1997 lên 6,5% năm 2003 và tiếp tục tăng rất nhanh. Người tuổi trên 65 bị ĐTĐ gấp hai lần người tuổi 45–54 .
Tại Việt Nam, trong 4 thành phố lớn Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, tỷ lệ bệnh tiểu đường là 4%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7%. Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị muộn, hệ thống dự phòng, phát hiện bệnh sớm nhưng chưa hoàn thiện. Vì vậy, mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị. Tỷ lệ mang bệnh tiểu đường ở lứa tuổi 30-64 là 2,7%, vùng đồng bằng, ven biển 2,2%, miền núi 2,1%. Nếu không được phòng chống và cứu chữa kịp thời, bệnh dễ biến chứng, 44% người bệnh đái tháo đường bị biến chứng thần kinh, 71% biến chứng về thận, 8% bị biến chứng mắt.
Hiện trên thế giới ước lượng có hơn 190 triệu người mắc bệnh tiểu đường và số này tiếp tục tăng lên. Ước tính đến năm 2010, trên thế giới có 221 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu). Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển (như Việt Nam) sẽ là 170%[3].
Tiểu đường đôi khi còn gọi là kẻ giết người thầm lặng, bởi vì nhiều người không biết là mình đang mắc bệnh. Họ không cảm thấy dấu hiệu đặc biệt nào trong nhiều năm trời. Viện Tiểu đường Quốc Tế nói rằng tỷ lệ người Châu Á biết mình mắc bệnh rất thấp, nhất là tại các nước kém phát triển. Một khi đã được chẩn đoán, người mắc bệnh cũng khó năm bắt các thông tin về cách điều trị như thế nào.
Các chuyên viên về Tiểu đường nói rằng cần phải báo động với các chính phủ Châu Á về tầm vóc to lớn của vấn đề. Họ dẫn chứng rằng người mắc bệnh này cần có thuốc mỗi ngày để tiếp tục sống; và bệnh này làm cho nhiều người tàn phế hoặc cần được điều trị dài ngày ở bệnh viên; những chuyện như vậy sẽ làm hao hụt rất nhiều ngân sách nhà nước.
Phân loại đái tháo đường
Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính: Bệnh tiểu đường loại 1 do tụy tạng không tiết insulin, và loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin.
Loại 1 (Typ 1)
Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân Bệnh tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (<30T). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm Ceton.
Những triệu chứng điển hình của Bệnh tiểu đường loại 1 là tiểu nhiều, uống nhiều, đôi khi ăn nhiều, mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng.
Loại 2 (Typ 2)
Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; khi bị nhiễm trùng da kéo dài; bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng do nhiễm nấm âm hộ; bệnh nhân nam bị liệt dương.
Bệnh tiểu đường do thai nghén
Tỷ lệ bệnh tiểu đường trong thai kỳ chiếm 3-5% số thai nghén; phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ.
Lối sống và thái độ ăn uống để phòng bệnh đái tháo đường
Chế độ ăn tốt cho bất kỳ người ĐTĐ cũng cần thoả mãn các yếu tố cơ bản sau:
Chế độ ăn tốt cho bất kỳ người ĐTĐ cũng cần thoả mãn các yếu tố cơ bản sau:
- Đủ chất Đạm - Béo - Bột - Đường - Vitamin - Muối khoáng - Nước với khối lượng hợp lý.
- Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn.
- Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.
- Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.
- Duy trì được cân nặng ở mức cân nặng lý tưởng hoặc giảm cân đến mức hợp lý.
- Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận ...
- Phù hợp tập quán ăn uống của địa dư, dân tộc của bản thân và gia đình.
- Đơn giản và không quá đắt tiền.
- Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.
Sử dụng một số thực phẩm chức năng
Vi lượng Chromium (Cr) hữu cơ có nhiều trong súp lơ xanh, có tác dụng hỗ trợ cho bệnh nhân đái tháo đường, điều này đã được khoa học chứng minh trong mấy năm gần đây.
Dịch chiết quế : Từ lâu, quế đã được sử dụng như một vị thuốc quý ở các nước phương Đông. Trong Đông y, quế có công dụng chữa đau mắt, ho hen, bồi bổ cho phụ nữ sau khi sinh nở, đau bụng. Trong Tây y, quế và tinh dầu của nó được dùng để kích thích tuần hoàn máu, hô hấp, sát trùng,... Mới đây, nhiều nghiên cứu khoa học còn khẳng định quế có công dụng chữa bệnh đái tháo đường hiệu quả.
Quế giúp lượng glucoza - huyết (đường huyết) không tăng sau bữa ăn. Trong khi đó, người bị đái tháo đường có lượng đường trong máu cao. Nếu lượng đường huyết quá cao có thể gây ra những biến chứng liên quan đến bệnh tim mạch. Điều đó có nghĩa, bệnh nhân bị đái tháo đường có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, cũng như các vấn đề về thị giác, suy thận... Nguyên nhân của hiện tượng này do cơ thể thiếu insuline hay do sự không hoạt động của hóc-môn này.
Các chuyên gia cho biết những chiết xuất từ quế có công dụng như insuline. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp công bố mới đây trên E-santé, sử dụng quế mỗi ngày giúp hạ lượng đường huyết hiệu quả mà không cần nhờ đến phương pháp điều trị nào. Bên cạnh đó, nó còn giúp cải thiện những vấn đề liên quan đến tim mạch.
Quế là loại thuốc quý cho các bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chẳng hạn như phụ nữ mang thai, không thể sử dụng được quế. Do vậy, trước khi sử dụng quế để chữa trị các chứng bệnh cũng như bệnh đái tháo đường, cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ có sử dụng được hay không hay nên sử dụng với liều lượng bao nhiêu.
Acid alphalipoic : Còn gọi là alpha-lipoic acid làm tăng hoạt tính các chất trong màng lưới chống gốc tự do. Acid alphalipoic đã được chứng minh có thể làm giảm đau một thời gian ngắn bệnh viêm thần kinh.
Viêm dây thần kinh là một trong những dạng rối loạn thần kinh do biến chứng lâu dài của bệnh tiểu đường. Bệnh thường xảy ra tại các bệnh nhân mà việc kiểm soát lượng đường huyết ko tốt hoặc mang bệnh tiểu đường trên 25 năm. Hút thuốc lá, uống rượu, tuổi già, chiều cao, và lượng mỡ trong máu cao đều là yếu tố gây nguy cơ dẫn đến bệnh viêm dây thần kinh.
BS. Nguyễn Tuấn Hải
Bài viết khác