Chuyên gia tiêu hóa lưu ý cha mẹ 3 thời điểm trẻ hay bị táo bón

  13/03/2023   -     178   -   Chia sẻ

TS.BS. Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hoá, BV Nhi đồng 1 cho biết, có 3 thời điểm trẻ dễ bị táo bón là lúc trẻ bắt đầu ăn dặm hoặc thay đổi chế độ ăn uống

Táo bón – bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Bệnh táo bón không chỉ là mối lo lắng của các bậc phụ huynh có con nhỏ, mà còn là  nỗi “ám ảnh” của chính các bé  khi đi vệ sinh. Thống kê trên thế giới cứ 100 trẻ đi khám bệnh thì có 1 trẻ bị táo bón. Theo các bác sĩ, riêng tại các chuyên khoa tiêu hóa  đã thống kê được số trẻ  gặp vấn đề táo bón chiếm tới 30% các bé đến khám.

TS Hoàng Lê Phúc, Trưởng  khoa Tiêu hoá, BV Nhi đồng 1 cho rằng ,  5 năm trước đây, trung bình số trẻ em đến khám tại BV Nhi đồng 1 vì táo bón là khoảng 10.000 trường hợp. Vào năm ngoái, có tới 18.000 trẻ đến khám vì  nguyên nhân  táo bón.  Con số này nói lên rằng, đây là vấn đề tiêu hóa được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm.


 
TS Hoàng Lê Phúc, Trưởng  khoa Tiêu hoá, BV Nhi đồng 1

Vậy táo tón là gì? 

TS Phúc cho biết, táo bón ở trẻ nhỏ  là khi  em bé giảm tần suất đi đại tiện bình thường kèm theo đó là đi đại tiện khó khăn và đau, phân  khô và cứng.  Nếu một trẻ nhỏ có đủ 3 điều kiện này thì tức là em bé bị táo bón.  Tuy nhiên tần suất đại tiện khác nhau ở mỗi lứa tuổi, ví dụ  nếu một trẻ lớn mà 1 tuần đi ít hơn 3 lần, trẻ sơ sinh thì có thể 1 ngày dưới 2 lần gọi là giảm tần suất.  Ngoài ra lúc đi đại tiện bé phải rặn, khó đi hoặc đi thì khóc, phân có độ rắn chắc, có thể như viên bi rơi lộp cộp, hoặc phân dê, nứt nẻ thì coi là táo bón.
TS Phúc cho rằng, các bậc cha mẹ cũng cần phân biệt, nếu trẻ chỉ có 1 trong 3 điều kiện trên thì chưa phải là bị táo bón, mà có thể trẻ gặp  một tình trạng bệnh nào đó như là rối loạn tiêu hóa thoáng qua. Ngoài ra người ta còn chia theo thời gian, nếu tình trạng táo bón kéo dài  hơn 2 tháng thì gọi là táo bón mạn tính còn ít hơn 2 tháng là táo bón tự phát.

3 thời điểm trẻ dễ bị táo bón

Một số bậc phụ huynh cho biết,  không phải lúc nào trẻ cũng  gặp vấn đề táo bón, mà có những thời điểm hoặc những thay đổi về chế độ ăn uống, sinh hoạt , bé dễ bị táo bón hơn.
TS Phúc chỉ rõ,  tùy theo lứa tuổi trẻ sẽ gặp vấn đề táo bón. Nhưng các bậc phụ huynh nên lưu ý  3 thời điểm trẻ dễ bị táo bón nhất. Đó là lúc trẻ bắt đầu ăn dặm, bé chuyển từ chế độ ăn lỏng sang ăn đặc dễ bị  thiếu nước hay khi bé  chuyển từ bú mẹ sang uống  sữa công thức… Thời điểm trẻ cũng hay bị táo bón là lúc cha mẹ tập cho trẻ đi toilet.  


 

Mong muốn của  phụ huynh để bé đi ngoài đúng chỗ, đúng giờ, nhưng lúc đó bé lại không buồn đi vệ sinh, đến lúc bé buồn đi ngoài lại không đúng giờ, có bé  nhịn để chờ đến giờ mới đi vệ sinh. Chính cha mẹ là người khiến trẻ dễ dẫn tới  táo bón cấp thậm chí là  táo bón mạn tính sau này. Thời điểm thứ ba là lúc trẻ  bắt đầu đi học, khi bé đến một môi trường hoàn toàn mới, việc trẻ nhịn đi vệ sinh vì sợ,  không quen toilet là tình trạng phổ biến. Điều này cũng dẫn tới táo bón.
 

Bệnh táo bón khiến trẻ khó tăng cân, chậm lớn

Tuy nhiên những trường hợp táo bón trên đây đều là táo bón chức năng, không phải do bệnh lý, chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống sẽ giải quyết được vấn đề táo bón cho trẻ. Theo TS Phúc, có 90-95% trẻ bị táo bón là táo bón chức năng, còn trường hợp táo bón thực thể  chiếm rất ít. Như một số căn bệnh bẩm sinh ở trẻ gây táo bón thực thể, đó là bệnh phình đại trành bẩm sinh, có bất thường ở hậu môn….  Trẻ sau khi được sinh ra từ 24-48 tiếng không có phân su cần nghĩ tới bệnh phình đại tràng bẩm sinh, bé bị suy dinh dưỡng, chậm tăng cân có nguyên nhân do táo bón, hoặc có bất thường ở hậu môn…. Tất cả những trường hợp này, trẻ cần phải được đưa tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, TS Phúc lưu ý.
 

Làm gì để trẻ không bị táo bón?

Đây là câu hỏi và cũng là niềm mong mỏi của tất cả  các bậc phụ huynh có con nhỏ đang bị táo bón.

Ở trẻ nhỏ  95% bị táo bón, rối loạn tiêu hóa là do thói quen ăn uống, thói quen đi cầu nhưng đây là những vấn đề  có thể điều chỉnh được.
Thay đổi chế đô dinh dưỡng là biện pháp quan trọng phòng ngừa táo bón. Theo Ths. BSCKII  Nguyễn Thị Thu Hậu, chất xơ hiện diện trong các bữa ăn của trẻ,  ngay cả khi trẻ còn nhỏ thì trong sữa đã có chất xơ (kể cả sữa mẹ), nếu trẻ bú sữa mẹ thì thường không bị táo bón.

Trong sáu tháng đầu mà trẻ bị táo bón thì có thể là do bé  dị ứng với sữa hoặc với thức ăn mà mẹ ăn.  Trong trường hợp này cần đưa trẻ tới bác sĩ để tìm nguyên nhân. Để phòng táo bón cho trẻ ở tuổi ăn dặm, khi trẻ ăn thức ăn đặc hơn, chế độ nhiều đạm, muối khoáng cơ thể cần  bổ sung thêm nhiều nước và chất xơ hơn để chuyển hóa thức ăn.

Ở tuổi này cha mẹ cần tập cho  bé ăn chất xơ bằng cách ăn trái cây bằng. Nhiều người mẹ thường cho con uống các loại nước trái cây, dù rất tốt nhưng ăn như vậy sẽ đưa vào cơ thể trẻ nhiều đường hơn là chất xơ,  ăn hoa quả như vậy còn khiến trẻ dễ hỏng răng và khả năng nhai kém hơn từ đó bé càng dễ  bị táo bón.

BS Hậu cho biết, có những bé có cấu tạo trực tràng dài hơn thì điều cha mẹ cần làm là tăng lượng rau xanh cho bé. Ngoài ra cần lưu ý bổ sung  thêm nước, hướng dẫn trẻ có chế độ vận động phù hợp, cần tập cho bé biết cách đi vệ sinh ngay từ nhỏ để trẻ có thể chủ động đi đại tiện đến khi trẻ lớn có thể ngồi bô. Bố mẹ cũng cần dạy trẻ tư thế ngồi rặn cần đúng trẻ mới có thể dễ dàng đi cầu được, BS Hậu khuyên.

TS Phúc lưu ý thêm các bậc phụ huynh, với trẻ đang bị táo bón, không nên tập cho bé đi toilet bởi lúc này có thể làm trẻ phụ thuộc vào giờ giấc mà nhịn đi cầu, điều này rất hại cho trẻ. Cha mẹ cũng cần quan sát bé để biết được khi nào trẻ nín (nhịn) đi vệ sinh nhất là các bé độ tuổi tiểu học thường sợ nhà vệ sinh. Cần tìm  nguyên nhân xem  tại sao bé nhịn đi vệ sinh để can thiệp sớm, với trẻ nhỏ hơn, cha mẹ cần chú ý để biết,  khi nào trẻ mót rặn, cần đi vệ sinh để hỗ trợ bé kịp thời.
 
Hải Yến ( Nguồn: Sức khỏe và Đời sống)

Bài viết khác

Hỏi đáp về Betaglucan

Beta glucan tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách cải thiện phản ứng miễn dịch khi hệ thống miễn dịch phải đối mặt với một thực thể ngoại lai (như virus, vi khuẩn, ...
Ngày đăng: 13-03-2023  -  Lượt xem: 349

3 điểm đặc biệt của tế bào ung thư khiến chúng trở nên đáng sợ

Với các tế bào khỏe mạnh, cùng thuộc 1 loại mô (mô da, mô mắt…), sẽ có kích thước và hình dạng tương tự nhau. Hầu hết các tế bào cũng sẽ sở hữu 1 nhân (trừ trường ...
Ngày đăng: 13-03-2023  -  Lượt xem: 301

Dấu hiệu nghi ngờ ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư TTL thường xuất hiện ở nam giới tuổi trung niên và bệnh không có triệu chứng đặc hiệu ở giai đoạn đầu nên để phát hiện bệnh sớm, nam giới trên 50 tuổi cần khám ...
Ngày đăng: 13-03-2023  -  Lượt xem: 274

Các loại Vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ

Betaglucan kích hoat Đại thực bào là một loại Bạch cầu chịu trách nhiệm bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch và tạo ra các đáp ứng tối ưu chống lại các yếu tố nguy hại ...
Ngày đăng: 13-03-2023  -  Lượt xem: 346

7 bài tập khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có nhiều nguyên nhân nhưng đa phần nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do quá trình lão hóa của cơ thể. Tập luyện đóng vai trò quan trọng ...
Ngày đăng: 13-03-2023  -  Lượt xem: 301

Thực phẩm giúp ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là tuyến chỉ có ở nam giới, bao quanh niệu đạo, có chức năng quan trọng đối với quá trình sinh sản, đó là sản sinh ra tinh dịch và vận chuyển tinh trùng ...
Ngày đăng: 13-03-2023  -  Lượt xem: 315

Cách ăn uống và tác động của vi khuẩn đường ruột tới sức khoẻ

Cho đến nay, các nghiên cứu cho thấy những người có khẩu phần ăn gồm nhiều thực phẩm từ thực vật thì có hệ vi khuẩn đa dạng hơn và 'hết sức khác biệt' với những ai ăn ...
Ngày đăng: 13-03-2023  -  Lượt xem: 333

Xác định loại vi khuẩn đường ruột giúp con người chống lại ung thư

Các nghiên cứu trong thời gian gần đây đã cung cấp căn cứ khoa học mạnh mẽ về việc hệ vi sinh đường ruột có thể tác động tích cực đến khả năng chống ung thư của hệ ...
Ngày đăng: 13-03-2023  -  Lượt xem: 397

Biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng ngừa khi chưa quá muộn

Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính: Bệnh tiểu đường loại 1 do tụy tạng không tiết insulin, và loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin. Khoảng 5-10% tổng số ...
Ngày đăng: 13-03-2023  -  Lượt xem: 329

Lời khuyên hữu ích phòng chống VIRUS CORONA (COVID-19)

Bằng cách thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày giúp cho Hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động tốt hơn. AMV Dịch vụ Y tế gửi tới bạn 12 lời khuyên hữu ích qua ...
Ngày đăng: 13-03-2023  -  Lượt xem: 262

Bạn biết gì về tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là một tuyến nằm ngay dưới bàng quang, nối với niệu đạo. Các tuyến ở trong mô tuyến tiền liệt tạo ra một chất dịch màu trắng, trong quá trình giao hợp, ...
Ngày đăng: 13-03-2023  -  Lượt xem: 267

Tăng cường miễn dịch trong mùa dịch

Hiện nay dịch bệnh COVID-19 đang là vấn đề được mọi người quan tâm chú ý. Sự đáng lo ngại của chủng virus này là tốc độ lây lan rất nhanh và chưa có thuốc điều trị đặc ...
Ngày đăng: 13-03-2023  -  Lượt xem: 258

Hạt nho có lợi ích như thế nào với sức khỏe?

Theo các nghiên cứu, người ta thấy rằng chiết xuất hạt nho giúp phòng ngừa sự tăng trưởng của các tế bào ung thư vú, phổi, tuyến tiền liệt và đại tràng. ...
Ngày đăng: 13-03-2023  -  Lượt xem: 173

Vitamin C có thể tiêu diệt tế bào gốc ung thư

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và bệnh tật trên toàn thế giới, gây ra gần 9 triệu ca tử vong vào năm 2015. Số người mắc mới ...
Ngày đăng: 13-03-2023  -  Lượt xem: 180

Củ cải đường - thực phẩm quý không thua thần dược

Củ cải đường giàu lutein, chất này có tác dụng chống lại sự thoái hóa và đục thủy tinh thể ở mắt. Ngoài ra, củ cải đường còn chứa nhiều phytochemical có tác dụng cải ...
Ngày đăng: 13-03-2023  -  Lượt xem: 169
Đăng ký nhận thông báo mới nhất từ AMV Dịch vụ Y tế
hoatdong
hoatdong
hoatdong
hoatdong
hoatdong
hoatdong
hoatdong
hoatdong